Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng học ngoại ngữ của trẻ
Điều này được chi phối bởi yếu tố về di truyền và tính cách như Bất ổn cảm xúc, Xu hướng mạo hiểm và cả tiềm năng âm nhạc của trẻ, nghe thật lạ phải không ạ? Hãy cùng Genetica tìm hiểu sâu hơn về các đặc điểm ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ nhé!
1. Tiềm năng ngôn ngữ
Tiềm năng ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trong kết quả giải mã gen, trẻ sẽ có lợi thế hơn nếu tiềm năng ngôn ngữ cao, điều này giúp trẻ học ngoại ngữ hiệu quả hơn, việc đọc hoặc trình bày ý tưởng cũng được rõ ràng và mạch lạc. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào tiềm năng ngôn ngữ thấp cũng khó học ngoại ngữ và ngược lại.
2. Bất ổn cảm xúc thấp hoặc Xu hướng mạo hiểm cao
Bất ổn cảm xúc thấp giúp con thoải mái thể hiện bản thân, không lo ngại người khác đánh giá, suy nghĩ vấn đề theo hướng tích cực.
Xu hướng mạo hiểm cao giúp con dám thử điều mới, dám trải nghiệm.
Nhờ một trong hai đặc điểm này khiến con trở nên dạn dĩ, mạnh dạn thể hiện bản thân, đặc biệt học ngoại ngữ theo hình thức nói, giao tiếp là chính.
3. Tiềm năng âm nhạc cao
Trẻ sở hữu gen UGT8 có lợi, liên quan đến khả năng cảm âm tuyệt đối; hoặc gen ELOVL6 có lợi giúp con xướng âm hiệu quả. Những gen có lợi này giúp con tạo lại hoặc nhại lại âm thanh với biên độ, ngữ điệu y như người bản địa.
Và tương tự, với một bạn nhỏ có Tiềm năng ngôn ngữ cao nhưng đi kèm với các đặc điểm khác như Bất ổn cảm xúc cao hoặc Xu hướng mạo hiểm thấp, khiến con dè chừng, lo sợ người khác đánh giá, sợ mình nói sai,... nên không dám thể hiện bản thân, và vô tình con nghĩ rằng Tiềm năng ngôn ngữ không phải là lợi thế của mình. Trường hợp này phụ huynh có thể đồng hành cùng con bằng cách:
- Động viên, ủng hộ việc phát triển ngôn ngữ của trẻ, tránh việc khen chê hay so sánh;
- Học ngoại ngữ theo nhóm thân quen, hoặc thân thiện với con, nhằm giúp trẻ mạnh dạn thể hiện bản thân;
- Tạo cơ hội để con phản biện, phát biểu ý kiến cá nhân;
Cải thiện khuynh hướng Bất ổn cảm xúc hoặc Xu hướng mạo hiểm dựa theo gen di truyền của trẻ hoặc nương theo cảm nhận của trẻ.
Vậy khi nhận kết quả giải mã gen của con với thông tin Tiềm năng ngôn ngữ thấp, phụ huynh cần lưu ý điều gì không? Câu trả lời là có, cụ thể liên quan đến chứng khó đọc, biểu hiện bên ngoài của mỗi bạn nhỏ sẽ khác nhau, với các biểu hiện thường gặp như:
- Đảo ngược thứ tự của âm thanh trong câu từ;
- Viết ngược, hay chữ soi gương;
- Đọc lướt chữ, nhảy chữ.
Do đó, trẻ gặp trở ngại khi học ngữ pháp và đọc sách nhiều chữ. Trẻ sẽ tiếp thụ thông tin hiệu quả hơn nhờ việc đọc to thành tiếng thay vì đọc nhẩm, học thông qua nghe giảng hoặc sách nói.
Hy vọng bài viết giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về năng lực của con trong học ngôn ngữ qua kết quả giải mã gen, đồng thời có cách tiếp cận phù hợp nhất để con phát triển tối đa năng lực tiềm ẩn của mình. Hãy cùng nhau đồng hành công cuộc phát triển ngôn ngữ cho con nhé!