Cách kiểm soát đái tháo đường thai kỳ hiệu quả

Tiểu đường thai kỳ là nguyên nhân gia tăng nhiều hậu quả bất lợi ngắn hạn và dài hạn tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Vậy thì quản lý tiểu đường thai kỳ như thế nào cho hiệu quả, hãy tìm hiểu cùng Genetica nhé.
Đào Thu Trang
Tác giả bài viết: Đào Thu Trang.19/05/2022

Tiểu đường thai kỳ là nguyên nhân gia tăng nhiều hậu quả bất lợi ngắn hạn và dài hạn tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Biện pháp tốt nhất để hạn chế tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của những hậu quả này chính là kiểm soát và quản lý thật tốt chỉ số đường huyết trong thời gian mang thai. Vậy thì kiểm soát và quản lý như thế nào cho hiệu quả, hãy tìm hiểu cùng Genetica nhé.

1, Phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ

Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, vận động, kiểm soát tốt cân nặng và có thể phải dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Thay vì sợ hãi đường máu cao mà kiêng khem, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Nên ăn 3 chính và 3 – 4 bữa nhẹ trong ngày, mỗi bữa cách nhau 2 – 3 giờ. Cách này sẽ giúp bạn duy trì ổn định mức độ đường máu, tránh tình huống quá đói mà tụt đường huyết cũng như đường huyết tăng vọt sau khi ăn quá nó. 

Bạn nên giảm thiểu sử dụng đường khi chế biến món ăn. Các thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, siro, nước trái cây đóng chai cũng cần hạn chế tối đa. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt, sữa tách béo.

Cách kiểm soát đái tháo đường thai kỳ hiệu quả

Tập thể dục

Vận động đúng cách không chỉ giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn mà còn cải thiện tình trạng đau thắt lưng, són tiểu trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, nếu tập thể dục quá sức hoặc sai cách, bạn có thể bị chấn thương, giảm lưu lượng máu đến tử cung, ảnh hưởng tới thai nhi.

Bạn nên đi bộ, đạp xe, tập aerobic, yoga hoặc bơi lộn 20 – 30 phút/ ngày và 3 – 5 ngày/ tuần. Nếu được, hãy tham gia các lớp học thể dục cho phụ nữ có thai để được hướng dẫn cụ thể và có thể động lực vận động đều đặn hơn.

Cách kiểm soát đái tháo đường thai kỳ hiệu quả

Sử dụng thuốc

Khi đã thay đổi lối sống và sinh hoạt mà vẫn không thể kiểm soát được đường huyết hoặc tình trạng bệnh đã ảnh hưởng tới thai nhi, bạn sẽ phải dùng thuốc để khống chế mức đường huyết. Bạn có thể sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm theo chỉ định của bác sĩ.

Cách kiểm soát đái tháo đường thai kỳ hiệu quả

2, Theo dõi trong thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và con. Do đó, bạn cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bản thân và thai nhi. 

Theo dõi sức khỏe của mẹ

Bạn nên học cách sử dụng máy đo đường huyết và tự theo dõi nồng độ glucose máu của mình tại nhà. Các thời điểm thích hợp để bạn đo lường là: trước khi ăn sáng (tương đương với đường huyết lúc đói) và 1 hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Hiệp hội Tiểu đường và Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo mục tiêu đường huyết của phụ nữ có thai như sau: 

Đường huyết lúc đói: < 5,3 mmol/L (95 mg/dL)

Đường huyết sau ăn 1 giờ: < 7,8 mmol/L (140 mg/dL)

Đường huyết sau ăn 2 giờ: < 6,7 mmol/L (120 mg/dL)

Bên cạnh đó, bạn cùng cần tuân thủ tốt lối sống lành mạnh và phác đồ điều trị của bác sĩ. Ghi nhớ lịch tái khám định kỳ để đánh giá hiệu quả điều trị cũng như điều chỉnh chế độ thuốc thang phù hợp.

Theo dõi sự phát triển của thai nhi

Bên cạnh lịch khám với các chuyên gia nội tiết, bạn cũng cần chú ý lịch khám thai để theo dõi sự phát triển của trẻ. Bạn sẽ được siêu âm để đánh giá cân nặng, kích thước thai nhi, chỉ số ối… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm một vài xét nghiệm khác chuyên sâu hơn.

Tùy thuộc vào mức độ kiểm soát đường huyết, các yếu tố của tử cung cũng như cân nặng, ngôi thế của thai nhi mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn sinh thường hay sinh mổ. Nếu các yếu tố này thuận lợi, bạn hoàn toàn có thể sinh bằng đường âm đạo.

Cách kiểm soát đái tháo đường thai kỳ hiệu quả

3, Theo dõi sức khỏe của mẹ sau sinh

Thông thường, tình trạng tăng đường huyết trong thai kỳ sẽ chấm dứt sau sinh. Tuy nhiên, có khoảng 25% phụ nữ có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 trong tương lai. Nếu bạn không kiểm soát tốt cân nặng sau sinh, nguy cơ này sẽ tăng lên thành 50 – 70%.

Vì vậy, sau khi sinh, bạn không nên chủ quan. Bạn vẫn cần duy trì chế độ ăn uống và luyện tập khoa học đồng thời kiểm soát cân nặng tốt. Bạn cũng nên đi khám và xét nghiệm lại đường máu vào tuần 4 – 12 sau sinh và duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 năm/ lần sau đó.

Bên cạnh đó, trong lần mang thai tiếp theo, bạn cũng cần chú ý tới vấn đề đường huyết. Khoảng 1/3 – 2/3 phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ lần 1 sẽ tái mắc bệnh trong những lần mang thai sau này. Hãy thông báo với bác sĩ về tiền sử tiểu đường thai kỳ của bạn trong lần mang thai trước đây để bác sĩ sắp xếp liệu trình theo dõi và xét nghiệm phù hợp cho bạn.

Các chuyên gia nội tiết và dinh dưỡng khuyến cáo sau khi sinh, bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ. Cho con bú không chỉ giúp trẻ nhận được nguồn dinh dưỡng dồi dào, thắt chặt tình cảm mẹ con mà còn cải thiện hoạt động chuyển hóa đường trong cơ thể mẹ, từ đó giảm thấp nồng độ glucose máu.

Tiểu đường thai kỳ là nỗi lo của nhiều phụ nữ mang thai. Tuy nhiên thay vì hoảng sợ mà nhịn ăn hoặc giảm cân cấp tốc, bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tập luyện thể chất đều đặn.

Bên cạnh đó, theo dõi sát sao chỉ số đường huyết tại nhà cũng như tuân thủ lịch khám thai và khám nội tiết định kỳ cũng rất cần thiết. Hơn ai hết, bạn hãy chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và đứa con yêu thương của mình.

Cách kiểm soát đái tháo đường thai kỳ hiệu quả

Trên đây là những gợi ý từ Genetica để giúp bạn quản lý tiểu đường thai kỳ. Tóm lại, tiểu đường thai kỳ có thể gây rất nhiều hệ lụy cho mẹ và bé, cho nên mẹ nên theo dõi sức khỏe thai kỳ cẩn thận, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để mẹ và bé đều có sức khỏe tốt nhất.

Chia sẻ bài viết
Chia sẻ lên Facebook

Chăm sóc khách hàng

Để lại thông tin, Genetica® sẽ liên hệ trong vòng 24h.
Số điện thoại

Tổng đài hỗ trợ: 1900 599 927

Ứng dụng Genetica
Hơn 1000 báo cáo chuyên sâu về bạn
ngay trong lòng bàn tay
Tải ứng dụng ngay
1/3